Không phải lúc nào cũng vậy; nhưng thỉnh thoảng “trì hoãn” lại mang đến câu trả lời hiệu quả bằng thời gian mà mình gọi đó là một trong những “liệu pháp tu tâm”.
Những ngày đầu phát hiện ra việc này mình đã khá hoang man bởi lẽ chả ai thích sự chậm chạp hay trì hoãn. Thế nhưng dần thì mình tự nhận thấy, nó đơn thuần không phải là trì hoãn công việc mà là kiềm hãm bản tính.
Trì hoãn là cách mình giảm sự “thái quá”
Mình hay trì hoãn khi có cảm xúc ở mức “thái quá”; khi quá vui, khi quá buồn hoặc khi quá xúc động. Ngày còn trẻ mỗi lúc vui lên ai nói gì cũng gật đầu đồng ý, dễ dàng cho đi hay sẵn sàng nhận giúp đỡ không chút đắn đó để rồi hôm sau suy nghĩ lại thấy thật bao đồng và ngây dại. Hay những lúc đau buồn lại dễ dàng buông xuôi, rũ bỏ cách biệt thế giới và bỏ lơ mọi người mà chả cần quan tâm đến những người xung quanh ra sao. Hoặc những lúc tức giận sẵn sàng đạp đổ hết mọi thứ gầy công xây dựng chỉ để thoả mãn cơn thịnh nộ.
Những trải nghiệm, những sai lầm, những bài báo, những lời dạy, những cuốn sách và những triết lý đã nuôi dưỡng và giúp đỡ tâm hồn nhỏ bé này. Mỗi lần nhưng vậy mình phải gồng mình lên để chống chọi. Mình thấy nó giống như một cuộc chiến thật sự, một cuộc chiến mà đến cuối cả cuộc đời này mình vẫn phải tham chiến. Chỉ có khác biệt ở chỗ càng về sau, khi tâm thế và cái nhìn lớn lên, rộng lượng hơn thì cuộc chiến sẽ đến với tần suất ít hơn; và chỉ chiến đấu với những vấn đề lớn lao hơn.
Khi con người ta ở một ngưỡng bất định thì mọi sự việc xảy đến đều trở nên bình thản và bất biến sắc thái. Bởi lẽ họ tin rằng việc gì rồi cũng sẽ thay đổi. Hôm nay là thế nhưng mai lại khác; hôm nay nghĩ vậy nhưng mai lại nhận ra sự thật không phải vậy; hôm nay buông lời cay nghiệt nhưng ngày mai đã nhận thấy bản thân ích kỷ, vô cảm và độc đoán.
Chính là vậy, là mọi thứ ở chúng ta “thái quá cảm xúc” thì thường hay dễ mắc sai lầm nên thành ra mình mới nhận thấy “trì hoãn đôi khi cũng có ích”