Bắt đầu bằng những câu chuyện về tương lai nghề nghiệp và định hướng của một người trẻ. Sau đó là những thay đổi về bản chất vốn có đã khiến không ít lần mình rơi vào cảnh tâm lý căng thẳng tột độ và “giãn cách xã hội”.
Mình đã từng rất dằn vặt cho những sự thay đổi mà chính bản thân cũng không thể giải thích và những người xung quanh cũng ngỡ ngàng cho những lựa chọn đó.
Giãn cách xã hội tự phát.
Thật sự xấu hổ mà nói là từng có thời mình đã trốn tránh mọi thứ đâm ra cảm giác không còn “vị giác” thiết tha với cuộc đời này nữa. Dần dần rồi tự tin cũng bị bào mòn do “dãn cách xã hội” mà chính bản thân tạo nên thời đó. Nhưng đôi khi có muốn “giãn cách” cũng không được; có lẽ có luôn có những cơ duyên nhất định khiến người ta vẫn dính đến những điều bản thân đã tạo nên trước đó. Có thể “giãn cách xã hội” khiến bản thân có thời gian nhìn lại và “định vị” mọi thứ liên quan xung quanh; nhưng cũng chính vì giãn cách chỉ được thực hiện một mình nên cũng có những cái giá nhất định phải trả. Dù sao thì vẫn có những kết quả mình đã và đang tìm kiếm.
Thuật ngữ “giãn cách xã hội” xuất hiện vào giai đoạn Covid-19 năm 2020; nhưng tự nhiên mình thấy có thể xài được cho những trường hợp khác.
Có nội hàm thì hẳn đã tự tin.
Những ngày tháng tự tin bỗng chốc tắt ngụt sau “giãn cách xã hội” với mình lại là một điều tốt. Không phải vì không còn tự tin nữa nhưng việc đi ra đã khiến bản thân trở nên biết mình ở đâu, là ai và nhỏ bé như thế nào. Tự tin lúc này chuyển hoá thành mong muốn tôi luyện sự khiêm tốn và nhẫn nại lắng nghe. Càng biết được nhiều thì người ta lại càng biết mình không biết gì và càng nhuống nhường khiêm tốn.
Vậy có phải khiêm tốn đã trở thành tự ti không? Mình không nghỉ vậy. Chỉ là con người ta trở nên “chậm hơn” suy nghĩ thấu đấu hơn để việc bớt sai sót, không còn ngông càng, vội vã mà thôi. Khi thực thi thì mọi kiến thức đã được lĩnh hội được hoàn thành một cách xuất sắc đầy tự tin. Và mình tự gọi đó là “nội hàm tự tin”.