Nếu ai hỏi mình miền Tây nên đi tỉnh nào trước mình sẽ nói cho bạn nghe về An Giang! Vốn mấy tỉnh có chữ Giang thật thú vị, có sức hút lạ kỳ. Nếu ở Hà Giang gây thẩn thờ thì An Giang lại gây thổn thức. Hoặc cũng có thể con người ta vốn đã có nổi lòng. Vậy thì đi đâu ở An Giang để chill out cho thoả mãn?
Những địa điểm không thể bỏ qua tại An Giang
Rừng Tràm Trà Sư
Khu rừng tràm rộng lớn vô cùng với 2 lần chuyển tàu để tham quan. Cảnh quan vừa phong phú và có chút hùng hồn vì những câu chuyện cửa nó. Những rừng Đước lâu năm to lớn mọc thẳng lối để lộ đường thuỷ cho tàu thuyền chạy và những bãi bèo xanh non phủ ngập lối tàu thuyền chạy. Những bãi sen tới mùa cũng đua nhau nở rộ rực rỡ tạo nên màu sắc thu hút lòng người giữa khu rừng rộng lớn. Sau khi đi thuyền thì lại dạo bộ sâu vào rừng tràm, đứng lên nhà qua sát phóng tầm mắt xa ngút ngàn về mọi phía cũng không thấy điểm dừng của khu rừng; quả thật là rộng lớn. Vì là rộng lớn và xanh mướt nên lòng người chật vật cũng được mở ra và xoa dịu bởi thiên nhiên.
Bạn sẽ phải mua vé để tham quan nơi này, vé chỉ có vài đôi chục còn bạn cũng có thể tuỳ ý tip thêm cho mấy chú lái thuyền nếu bạn cảm thấy hài lòng; nhưng mình nghĩ bạn sẽ hài lòng vì những con người chân chất dễ thương nơi đây thôi.
Và có lẽ nếu bạn hỏi nên đi đâu ở An Giang đầu tiên thì mình sẽ nói bạn hãy ghé Rừng tràm Trà Sư đầu tiên.
Victoria Núi Sam – Châu Đốc
Một khách sạn mọc ngay trên ngọn núi Sam linh thiêng nức vùng. Ở đây không những có thể vừa chillout đắm mình trong bể bơi mà còn được ngắm nhìn cánh đồng bạt ngàn bên dưới. Mình đến đây vào độ tháng 5 năm 2017, vốn chả có ai ngoài đôi tình nhân chụp hình cưới; thế là tha hồ tận hưởng.
Ở đây có một điều thú vị là bạn không cần phải ở tại đây vẫn có thể vào bể bơi ngắm cảnh được. Dịch vụ tắm bể bơi tại đây được tách riêng để phụ vụ mọi người bằng cách bán vé lẻ. Ngày đó mình đi là 120k/người.
Núi Sam
Một ngọn núi thiêng liêng của người dân Châu Đốc nói riêng và Khmer, Nam Bộ nói chung. Cứ độ tháng 5 mùa lúa bắt đầu xanh cũng là lúc lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra. Hàng trăm nghìn người đổ về đây hành hương và dâng lễ để cầu mong nhiều điều. Người ta truyền tai nhau nhiều câu chuyện thành bại về những người dâng lễ; và cả những câu chuyện hình thành những phong tục khác lạ này đối với mình.
Chỉ riêng ngọn Núi Sam nhỏ bé này từ chân núi đến đỉnh núi người ta ước tính có tới 200 ngôi chùa, miếu, thất lớn nhỏ. Quả thật là một con số đáng kinh ngạc và gây tò mò.
Dồ Hội – Núi Cô Tô
Có lẽ đây là nơi khiến mình ngạc nhiên nhất. Phải lên đây và vào dịp lễ hội Châu Đốc thì mình càng rõ hơn tín ngưỡng và những lễ nghi, đức tin mạnh mẽ của người dân nơi đây. Chỉ một ngọn núi nhỏ nhưng có lẻ cả trăm miếu thờ nhỏ lớn, hương khó nghi ngút.
Con đường lên trên khu thờ cúng là một con đường vi diệu. Vừa nhỏ vừa cao ấy vậy mà mấy anh chú tài xế chở người hành lễ như thể tay đua chuyên nghiệp. Mình lội bộ nhìn mà hú hồn, tim muốn lăn ngược xuống núi.
Người ta đến đây thường ở qua đêm; những chiếc võng và tấm chiếu cho mọi người lưu trú tạm trong thời gian hành hương. Ngày đó tụi mình cũng ngủ tại đây một đêm để chờ đến bình minh ngắm mặt trời; một trẳi nghiệm hết khá rùng mình.
Chùa Krăng Krốch (Chùa Hàng Còng)
Có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở An Giang được mọi người giới thiệu nhưng ngày đó mình và bạn đồng hành đến ngôi chùa này. Chỉ là vì muốn được thấy hàng cây thẳng tắp xanh mướt và tận mắt chứng kiến nhà sư đi khất thực trong các bộ phim. Và quả thực mình đã được thoả ước nguyện sau vài tiếng đồng hồ chờ đợi.
Chùa Hang
Vốn cũng đã tưởng tượng sẽ có một cái hang trong chùa nhưng ngôi chùa này cũng đã khiến mình thản thốt. Bởi lẽ chiếc hang rộng và bự hơn mình tưởng. Những bức tượng hay những hình thù “rùng rợn” cũng là điều khiến dân tình có phần hoảng sợ. Ngày đó mình đi một mình vào hàng và cũng bị nhiều đợt gai ốc bủa vây.
Nhưng trên hết thì mình vẫn muốn nghe nhiều câu chuyện về hang; đặc biệt là những câu chuyện trong thời chiến trang Việt Nam.
Với mình An Giang là một nỗi tương tư khi nhắn về miền Tây. Thật ra đôi lúc không cần đi nhiều điểm để coi mà chỉ cần vài nơi cũng khiến người ta nhung nhớ. Chắc bởi vì mỗi chuyến đi có một câu chuyện thì sẽ dễ nhớ nhiều hơn.