Bình Định có lẽ là chuyến mài mông đường dài đầu tiên của mình những ngày cuối của thời sinh viên. Mấy nay vì dịch bệnh nên lại có dịp lôi những thứ cũ rích ra kể chuyện; bạn bè cũng bảo nếu không có dịch thì chả biết khi nào mình mới ngồi ngắm lại những bức hình ngày nào; bởi lẽ chuyến đi đã ngày một nhiều lên trông thấy.
Ngôi làng phong Quy Hòa nơi ở cuối cùng của nhà thơ Hà Mặc Tử
Ngày mình cũng những người bạn đại học lái xe máy về đây; đơn giản trong đầu mình chỉ là muốn về quê bạn chơi; đam mê về quê bạn bè của mình thì chưa bao giờ dứt. Mình chỉ nhớ ngày đó mình biết Quy Nhơn có nhà thơ Hàn Măc Tử ở đến cuối đời; Tây Sơn Quang Trung..đại loại là những thứ về lịch sử.
Cũng chính vì thế mà mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử và làng phong Quy Hòa nơi người ở mãi cuối đời là điểm đến đầu tiên của tụi mình tại Quy Nhơn. Trong bỗng chốc mình nhớ đến làng Vân tại Đà Nẵng. Ở quê mình cũng có một nơi như thế và giờ người ta đã được hòa nhập với dân cư bình thường. Chỉ là hôm ở Quy Hòa, cảm giác đó sao mà buồn vời vời đến thế.
Xuống con dốc Cù Mông về hướng Phú Yên sẽ tìm thấy được con đường vào làng phòng. Người ta bảo bây giờ đã có đường chứ ngày xưa phải trèo núi hàng giờ mới tới được; nó cũng là lý do vì sao lại có sự phân tách xã hội đến vậy.
Có mọi thứ nhưng vẫn cô đơn
Là một bán đảo nằm tách liền với đô thị, ở đây người ta cũng có thể nhìn về phí đô thị Quy Nhơn nhộn nhịp của Bình Định. Ở một góc nào đó của nơi này, mình thử nhìn về phía xa xăm vô định; cảm giác dâng trào khó tả được tái hiện của những con người chôn mệnh nơi đây quả thật là đau xót. Căn bệnh phong “cùi” quái ác khiến họ bị gia đình và sã hội xa lánh; mọi ước mơ và dự định cũng vì thế mà tắt ngụp; những cuộc tình vì thể cũng dở dang. Ở một nơi xa xôi chưa biết ngày cuối đời còn gặp được những ai, làm được những gì quả thật khiến cuộc đời thật bế tắc.
Tụi mình lái xe máy lượn quanh ngôi làng nhỏ bé; như một thành phố thu nhỏ mọi thứ dường như đầy đủ. Từ trường học đến bệnh viện, nhà thờ, sân vận động, chợ búa và cả những khu thể thao. Có lẽ những công trình này khiến người ta vơi bớt đi sự xa rời xã hội; để thấy được cuộc sống vẫn đang diễn ra như những người khác chỉ là trong một không gian nhỏ hơn.
Bên bờ biển dài xinh đẹp, con người ta cũng có nơi để trải nỗi lòng với biển khơi.
Nơi vinh danh các nhà nghiên cứu đóng góp lớn cho nền y họ nước nhà.
Ở trong này giờ đây có những bức tượng vinh danh rất nhiều nhà khoa học, bác sĩ nghiên cứu lỗi lạc; những người đã mang đến “sự sống” trở lại cho con người nhờ phát minh ra các loại thuốc và vacxin. Mình cũng không nhớ hết thảy, chỉ thắc mắc lý do người ta chọn Quy Hòa làm nơi tưởng niệm mà thôi.
Những vần thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử trên đất Quy Nhơn Bình Định
Bài thơ đầu tiên mình nhớ của nhà thơ Hàn Mặc Tử có lẽ là những câu thơ trong sách văn học cấp 3:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Mãi cho đến khi đến Quy Nhơn, mình thấy nhiều hơn những vẫn thơ khác được khắc trên bia đá dọc bờ biển. Không những chỉ có thơ của ông mà còn rất nhiều của những nhà thơ khác; và một trong số đó khiến mình nhớ mãi chính là câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trên bia đá. Có lẽ bởi vì nó hữu tình hợp cảnh nên mình ám trong đầu mãi sau này mỗi lần thấy biển là bất giác xuất khẩu thành thơ.
Những chuyến đi cũng vì thế mà có thêm nhiều sự đồng cảm với con người qua những giai đoạn; thơ ca cũng vì thế khiến mình trở nên bị thu hút.